Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả nhất 2022

Dân số ngày càng tăng và sự phát triển của kinh tế – xã hội khiến cho lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng. Chất thải rắn sinh hoạt là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chính vì thế, để bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, cần quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến hiện nay.

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là chất thải từ các hộ gia đình, khu công cộng, các khu thương mại, khu công nghiệp, rác thải xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải,…

Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ những hoạt động hằng ngày của các hộ gia đình, các khu công cộng, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt,…

Tại sao phải xử lý rác thải sinh hoạt

Nếu rác thải sinh hoạt mà không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt hiệu quả trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường đất: những chất độc trong rác thải sẽ xâm nhập vào đất, tiêu diệt các vi sinh có lợi làm cho môi trường đất giảm tính đa dạng sinh học, từ đó phát sinh nhiều loại sâu bọ phá hoại cây trồng.

Ô nhiễm môi trường nước: rác thải không được xử lý thải ra môi trường nhiều ngày sẽ ngấm sâu vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, các chất độc ngấm vào nông sản. Con người sử dụng nguồn nước này sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư rất cao.

Ô nhiễm môi trường không khí: nếu đốt rác không đúng quy định sẽ sinh ra hàm lượng khí CO2 và nhiều khí khác làm không khí bị ô nhiễm.

Nguồn lây lan dịch bệnh: nếu không được xử lý triệt để, các loại rác thải khi phân huỷ sẽ là nơi sản sinh ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây bệnh, chuột, gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *